- Trang chủ
- Giải pháp doanh nghiệp
- Tầm Quan Trọng Của Tái Cấu Trúc Trong Quản Lý Doanh Nghiệp
Tầm Quan Trọng Của Tái Cấu Trúc Trong Quản Lý Doanh Nghiệp
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp có thể được nhiều người nghĩ tới, và khi đặt ra câu hỏi “Tái cấu trúc là gì?” cho chính doanh nghiệp của bản thân, chắc chắn người đó cần một sự cải thiện hiệu quả cho doanh nghiệp. Vừa là muốn thay đổi mô hình quản lý, các bộ phận làm việc được tốt hơn, đồng thời cũng là để tối ưu tiềm năng phát triển. Bởi thị trường có thể thay đổi liên tục, công nghệ đời sống phát triển mạnh mẽ. Vậy hãy cùng Sokucom đi tìm giải đáp cho vấn đề này nhé.
Nội dung
Tái cấu trúc là gì?
Tái cấu trúc (Restructuring) là quá trình thay đổi tổ chức, cấu trúc, hoặc hoạt động của một công ty hoặc tổ chức doanh nghiệp, nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, hoặc thích ứng với các điều kiện thị trường mới. Điều này có thể liên quan đến việc thay đổi mô hình quản lý, hợp nhất hoặc chia tách các bộ phận, thay đổi chiến lược kinh doanh, hoặc thậm chí thay đổi về cơ cấu vốn và tài chính. Tái cấu trúc thường diễn ra khi doanh nghiệp đối mặt với các thách thức tài chính hoặc muốn tối ưu hóa tiềm năng phát triển. Việc này rất thường hay được bộ phận BOD (Hội đồng quản trị) của doanh nghiệp cân nhắc, khi doanh nghiệp phải đối mặt với một hoặc nhiều thử thách rất lớn.
Có nhiều loại hình tái cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp nếu diễn ra, thường sẽ có nhiều cách, hay là nhiều loại hình khác nhau. Điều khác biệt là tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, và quyết định được lãnh đạo đưa ra khi muốn vượt qua các thử thách.
- 1.Loại hình thứ nhất: tái cấu trúc tổ chức. Là sự thay đổi về bộ máy quản lý, quy mô quản lý, đi kèm là cách thức vận hành nội bộ. Có thể sẽ có sự thay đổi trong chính Hội đồng quản trị, hoặc là sự thay đổi về các bộ phận, các cấp quản lý ở doanh nghiệp. Mục đích nhằm tạo ra sự quản lý hiệu quả hơn, để đem lại năng lượng phát triển tích cực hơn cho doanh nghiệp.
- 2.Loại hình thứ hai: tái cấu trúc tài chính. Là sự điều chỉnh các yếu tố tài chính như nợ, vốn cổ phần, tái cơ cấu chi phí. Trong này, có sự ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí nghiên cứu thị trường, là phần chi phí mà các doanh nghiệp thường bỏ ra để định hướng tốt nhất cho sự phát triển.
- 3.Loại hình thứ ba: tái cấu trúc sản phẩm, dịch vụ. Với một doanh nghiệp thì sản phẩm hay dịch vụ mang lại cho khách hàng sẽ là nguồn thu chủ yếu. Vậy nên thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm và dịch vụ hiện có, hoặc phát triển dòng sản phẩm mới. Đây được coi là hoạt động có thể quyết định sự sống còn của doanh nghiệp đó.
- 4.Loại hình thứ tư: tái cấu trúc nhân sự. Tái tổ chức nguồn nhân lực, có thể bao gồm việc cắt giảm, tuyển dụng lại hoặc đào tạo lại nhân viên. Với những người cần được cân nhắc lên vị trí cao hơn, hoặc chuyển sang bộ phận khác, hoặc không còn phù hợp ở lại doanh nghiệp. Điều này cũng thường xuyên xảy ra, để doanh nghiệp có thể tận dụng được nhân lực tốt nhất trong mọi hoàn cảnh.
Cần xem xét kỹ lý do dẫn tới tái cấu trúc
Việc xem xét kỹ lý do cũng góp phần trả lời cho câu hỏi “Tái cấu trúc là gì?”. Bởi vì doanh nghiệp đó chắc chắn phải nằm trong tình huống cần thiết làm vậy. Có những lý do như sau:
- Thứ nhất: Sự thay đổi của thị trường. Sự cạnh tranh gia tăng, thay đổi nhu cầu khách hàng hoặc sự phát triển của công nghệ. Thay đổi để hoàn thiện hơn trong khâu sản xuất, phục vụ khách hàng.
- Thứ hai: Khủng hoảng tài chính. Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, thua lỗ kéo dài hoặc cần tái tổ chức để thoát khỏi tình trạng phá sản. Việc tổ chức lại có thể giảm chi phí rất giúp ích cho doanh nghiệp.
- Thứ ba: Mở rộng hoặc thu hẹp quy mô. Doanh nghiệp cần thích ứng với quy mô lớn hơn hoặc nhỏ hơn sau một giai đoạn phát triển.
- Thứ tư: Sát nhập và mua lại (M&A). Tái cấu trúc để tích hợp hoặc hợp lý hóa hoạt động sau khi sáp nhập hoặc mua lại các đơn vị kinh doanh, hay là doanh nghiệp khác. Việc này có thể thấy với Microsoft đã từng mua lại bộ phận di động Nokia, hay là Lenovo mua lại mảng laptop của IBM.
Quy trình thực hiện tái cấu trúc
Mọi người sẽ hiểu rõ câu hỏi “Tái cấu trúc là gì?” khi nắm được quy trình thực hiện việc này.
- Bước 1: Đánh giá hiện trạng. Cần hiểu rõ doanh nghiệp hiện đang ở hiện thực trạng thái như thế nào, gặp phải bất lợi, và có ưu điểm gì. Như vậy, việc tái cấu trúc mới diễn ra nhanh và cho kết quả tốt đẹp.
- Bước 2: Lên kế hoạch tái cấu trúc. Đây sẽ là giai đoạn xây dựng kế hoạch chi tiết về các bước thay đổi, thời gian thực hiện, và nguồn lực cần thiết.
- Bước 3: Triển khai tái cấu trúc. Thực hiện như kế hoạch đã định.
- Bước 4: Theo dõi và đánh giá. Cũng như quy trình lập báo cáo nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cũng cần theo dõi việc tái cấu trúc, sau đó có đánh giá chi tết và cụ thể. Điều này là để nhìn ra được những sai sót trong quá trình tái cấu trúc, và điều chỉnh kịp thời sao cho tốt nhất.
Những điều nên biết về tái cấu trúc
Với việc tìm hiểu tái cấu trúc là gì, có nhiều điều cũng cần được nắm rõ
– Tái cấu trúc hoàn toàn không giống cải tiến doanh nghiệp. Cải tiến chỉ được thực hiện với những thay đổi nhỏ, ở quy mô nhỏ, và có thể xảy ra thường xuyên. Còn tái cấu trúc là sự thay đổi quy mô lớn, có thể coi như là tái sinh doanh nghiệp một lần nữa.
– Có nhiều lợi ích khi tái cấu trúc. Tăng hiệu quả hoạt động, cắt giảm chi phí. Tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao năng suất. Thích nghi với thị trường mới và xu hướng phát triển. Cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
– Có cả hạn chế với doanh nghiệp khi tái cấu trúc. Phản ứng tiêu cực từ nhân viên hoặc khách hàng. Khó khăn trong quá trình thực hiện thay đổi, đặc biệt là khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng. Rủi ro thất bại nếu tái cấu trúc không được thực hiện đúng cách hoặc không phù hợp với tình hình doanh nghiệp.
– Hiện tại, có hai công ty đa quốc gia cực kỳ nổi tiếng trên thế giới đã tái cấu trúc thành công. Đó là Apple, và IBM. Cả hai đều theo lĩnh vực di động và công nghệ, và hiện đều là những tên tuổi lớn thế giới. Việt Nam cũng tích cực học hỏi, và các doanh nghiệp nước nhà cũng tiếp bước các tên tuổi đó.
Tổng kết
Như vậy, tái cấu trúc là gì không hề là điều quá xa lạ, mà nó đã diễn ra từ lâu, ở rất nhiều doanh nghiệp, công ty đa quốc gia, hay tập đoàn nổi tiếng. Sự thay lọc, thay đổi, xắp xếp lại bộ máy doanh nghiệp, là điều cần thiết trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi như hiện nay. Theo sokucom nhận thấy, việc tái cấu trúc doanh nghiệp có thể loại bỏ những tiêu cực, rủi ro, và đem lại nhiều kết quả khả quan, tích cực hơn nữa cho doanh nghiệp. Cần có sự theo dõi, đánh giá, phân tích và chuẩn bị kỹ càng để ứng phó với sự thay đổi.
SOKUCOM – Nền Tảng Giao Tiếp Đa Kênh
Nếu muốn tìm hiểu giao tiếp nền tảng đa kênh và được hỗ trợ tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Địa chỉ: Tầng 05 – 94 Hồ Nghinh, P. Phước Mỹ, Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng
Hotline: 02871 067 893
Website: Sokucom.vn
Sokucom – nền tảng giao tiếp đa kênh cung cấp khả năng tối ưu hiệu suất chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp.